Chào mừng quý vị đã ghé thăm trang nhà. Chúc quý vị an vui với Pháp bảo cao quý!

Trăng vàng thuyền không - Thi hóa Kinh Pháp Bảo Đàn

Tác giả: HT. Giác Toàn
Trình bày: Diệu Pháp Âm
Ngày đăng: Thứ Tư, 19:00 10-06-2020
Nội dung chính:
Lục Tổ Huệ Năng là tổ thứ 6 của thiền tông Trung hoa, và là tổ thứ 33 kể từ tổ Ma-ha-ca-diếp của thiền tông Ấn độ. Lục Tổ mở đầu một truyền thống sinh hoạt, tu tập, giảng pháp mới mẻ và sinh động tại các chùa thiền, lan truyền gần như khắp Trung hoa đến Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Hai vị đệ tử xuất sắc của ngài là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng đã phát triển mạch thiền. Từ đó các dòng thiền Việt Nam cũng có nguồn gốc từ hai vị này. Tỳ-ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động, tức là các tông phái thiền chính thống từ Lục Tổ Huệ Năng. Pháp Bảo Đàn Kinh là văn bản thiền đầy đủ, cụ thể nhất về cuộc đời hành trạng và pháp ngữ của Lục Tổ, qua đó ta thấy một giáo pháp khi thì nhẹ nhàng chân chất, khi thì hóc hiểm, kỳ khưu, một biện chứng pháp siêu Việt của Tổ sư Thiền nhằm thâm nhập trực tiếp vào tâm người học. Có một số tranh cãi về việc truy tìm bản gốc của Pháp Bảo Đàn Kinh vì hiện nay có khoảng 10 bản dài ngắn khác nhau, niên đại khác nhau và một số chi tiết bị cho là đã do người sau thêm vào, bỏ bớt hay sửa đổi. Bản xưa nhất là được tìm thấy ở động Đôn Hoàng được chép vào thế kỷ thứ 9, ngắn chỉ gồm 2000 chữ. Các bản khác được chép trong khoảng thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 12. Có nhiều bản dịch Việt ngữ của các dịch giả nổi tiếng như hòa thượng Minh Trực, hòa thượng Thanh Từ, hòa thượng Mãn Giác, ni trưởng Trí Hải. Do cơ duyên thuận tiện, tôi đã có thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần bản Việt dịch của hòa thượng Thanh Từ và ni trưởng Trí Hải nên tôi tham khảo 2 bản Việt dịch này để diễn ra thơ. Dù các bản chép Pháp Bảo Đàn Kinh có những sự khác biệt như trên đã nói nhưng đó chỉ là những tiểu tiết, nội dung chủ yếu vẫn không sai khác. Văn bản này vẫn vô cùng quan trọng, thiết yếu cho những ai tu học Thiền tông gốc gác Trung hoa, do đó tôi không quan tâm đến những khác biệt tiểu tiết. Đọc Pháp Bảo Đàn Kinh tôi không ngăn được sự trào dâng cảm xúc chân thành, những ý tưởng tâm đắc, tự nội, tự thân. Như một truyền thống diễn dịch các kinh luận, pháp ngữ bằng thơ lục bát của hệ phái pháp sĩ Việt Nam, tôi đánh bạo chuyển Pháp Bảo Đàn Kinh thành thơ lục bát phù hợp với thính giả, độc giả Nam bộ. Làm công việc này tôi lưu ý có 2 điều có vẻ trái ngược nhau, một là cố gắng giữ trọn ý nghĩa của văn bản Pháp Bảo Đàn Kinh, hai là không ra sức ngăn cản cảm xúc của chính mình. Biên soạn xong tập sách nhỏ này, đọc lại bản thảo tôi nghĩ hẳn có chổ còn sơ xót, lầm lạc, hẳn có chổ tôi để cho niềm cảm xúc sự diễn ý đi xa, e có thể xa rời văn bản. Thế rồi tôi tự nghĩ, mình đã cố hết sức, đã chân thành, nếu có sơ xuất chắc Lục Tổ và độc giả cũng niệm tình lượng thứ với một tấm lòng, niềm tin Phật, tin Tổ, tôi nghĩ đến quê hương xuất phát mạch thiền Lục Tổ rồi mượn câu ca dao Việt Nam để tự nhủ: "Đá mòn nhưng dạ không mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ" ​ Pháp viện Minh Đăng Quang Mậu Tuất 2018 Sa môn Thích Giác Toàn
Lượt nghe: 6272
Trang 2 trong 6
Trang 123456

Video xem nhiều