Chơn lý "Nhập định" (03/10/2019) - phần 1 (TX.Ngọc Thạnh, BR-VT)
Trình bày: HT. Giác Toàn
Ngày đăng: Chủ Nhật, 16:10 06-10-2019
Nội dung chính:
Qua buổi giảng, Hòa thượng Trưởng ban đã nhắc lại hoàn cảnh cũng như nhân duyên trước đây mình đã xuất gia, cũng như động lực để phát triển trong đạo. Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng cho rằng: Hiện nay chư Tôn đức học rất nhiều, nhưng rất ít để ý đến Chơn Lý của Tổ sư, đó là một sự thiếu sót. Chúng ta cần phải hiểu, Chơn Lý là những giáo lý do Tổ sư cô đọng lại của Kinh Luật Luận. Vậy mà nhiều chư Tăng Ni giáo lý kinh điển học rất nhiều, nhưng giáo lý của nhà mình thì lại không nắm vững. Để giúp cho chư Tôn đức hành giả cùng nắm rõ hơn về giáo lý Tổ sư để lại, Hòa thượng chọn đề tài về Nhập định được Tổ sư viết trong cuốn sô 14 của bộ Chơn Lý. Hòa thượng cho rằng, mỗi vị Khất sĩ cần nắm rõ cái gốc gác, tư tưởng truyền thống của Tổ để lại. Qua đó, Hòa thượng trưởng ban mong muốn tha thiết, mỗi huynh đệ ở mỗi khóa tu ráng tìm về cội nguồn của Tổ thầy mình. Làm sao mỗi vị Khất sĩ cần nắm vững tư tưởng của Tổ Thầy, để sau này có sự kế thừa khi chư Tôn đức trưởng lão lớn tuổi thì có các hàng kế tục theo đúng với con đường Tổ sư đã chỉ dạy. Thông qua bộ Chơn Lý: Nhập Định, HT. Giác Toàn với lời giảng mộc mạc, đơn giản và những ví dụ thực tiễn đã giúp cho các hành giả hiểu rõ hơn về cách thức Định theo tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang Hòa thượng nhắc nhở các hành giả nên xem lại, mình đi tu theo Tổ sư đã gắn với các ý pháp của Tổ hay không? Đã thật sự buông bỏ tất cả hay chữa? Có đi theo con đường mà Tổ Thầy đã vạch ra hay không? Hay là thân thì ở trong đạo nhưng tâm thì lại ở bên ngoài. Từ đó Hòa thượng cho rằng, mỗi vị hành giả cần phải nắm rõ chánh định, tức là tâm tánh phải y nhất. Đi tu thì phải nhớ mình đã tu rồi, mà đã tu rồi thì phải quyết chí mà tu tập. Chứ đừng có như một người khi vào bếp nhưng không chịu làm gì hết, nhưng đến trưa thì lại muốn có phần ăn như mọi người. Như vậy thì không thể chấp nhận được. Đó chính là tuy đã đi tu nhưng tánh tướng của nhà Phật thì vẫn chưa có hay là chưa chịu hành theo.
Lượt nghe: 2314