Phúc lành tối thượng
Đề tài: Phúc lành tối thượng
Trình bày: TT. Minh Thành
Ngày đăng: Chủ Nhật, 18:56 06-10-2019
Nội dung chính:
Mở đầu bài giảng Thượng tọa xin phép chư Tôn đức giáo phẩm Hệ phái, chư Tôn đức trong Ban Tổ chức, Ban chức sự, quý hành giả của Khóa tu, cho phép chia sẻ nội dung 1 đoạn trong Kinh Điềm Lành và đoạn thứ 3 trong Chơn lý Nhập định số 14 của Tổ sư Minh Đăng Quang. Bài giảng được Thượng tọa lồng ghép qua diễn tiến xúc chạm của bản thân đối với cuộc đời, từ đó Ngài đã làm sáng tỏ để cho đại chúng được hiểu.
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Không uế nhiễm an ổn
Là điềm lành tối thượng
(Đoạn 11 của Kinh Điềm Lành)
Theo Thượng tọa, chữ “Điềm lành tối thượng” có khi được dịch ra là: “Phúc lành tối thượng”. Không phải xuất phát từ cao siêu, chuyện thiền định, thiền quán… Không phải xuất phát từ cái vị trí cao của thang bậc của cuộc đời, thang bậc của xã hội. Không phải xuất phát từ việc do một nhân duyên nào đó mà được sanh vào cảnh giới yên vui nào đó. Hay mình được tiếp xúc các bậc thiên tử, bậc thậm thâm vi diệu… Hay là do mình đi cầu kiến ở những cái non cao núi thẳm và được bậc thượng nhân, vị cao sĩ, những vị đắc đạo… mà có được cái hạnh phúc tối thượng, có điềm lành tối thượng. Tất cả đều không phải.
Mà ở đây Thượng tọa cho rằng: cái đối tượng để có được điềm lành tối thượng trong đoạn kinh trên, rất là đời thường đó là cái có được khi xúc chạm việc đời. Từ những xúc chạm đó trải qua 1 quá trình thì có được phúc lành tối thượng.
Bên cạnh kinh Điềm Lành, Thượng tọa cũng cho rằng nội dung trong bộ Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang có 1 cái nhìn rất là dung thông, không bắt phải làm cái này cái kia cho thật chính xác chỉ gợi lên phương hướng mà thôi. Mỗi một hành giả nhận thức cái cốt lõi của cái phương hướng mà Chơn lý gợi lên, làm theo. Chắc chắn sẽ được phúc lạc, đi tới cái điềm lành.
Thông qua câu chuyện về việc đi đám tang của một chư Tôn đức là bạn đồng học hồi xưa ở Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM, Thượng tọa cho rằng việc gặp HT. Tâm Đức rất là khó do Ngài rất là bận. Thế nhưng khi nghe tin người bạn đồng học hồi trước mất thì Hòa thượng đã đi viếng liền. Qua đó, Thượng tọa cho các hành giả thấy những phiền toái của địa vị, của trật tự, của sơn môn pháp phái khác nhau, của công việc bận rộn… cũng sẽ bị xóa đi, khi có một điều gì đó xảy ra. Ở đây điều này có được là do sự viên tịch của một vị chư Tôn đức, nó cho chúng ta một cảm xúc rất là đặc biệt, chỉ khi đó mới có cảm xúc như vậy. Điều này theo Thượng tọa diễn tiến tâm lý như vậy, trong Chơn lý đức Tổ sư đã nêu rất rõ.
Kế sau đó, Thượng tọa với ví dụ về sự lạm dụng từ Phật sự khi được hỏi đến của các vị tu sĩ khi làm điều gì. Thượng tọa cho rằng, ai nói đi đâu, làm gì cũng đều đổ cho là đi làm Phật sự. Tuy nhiên, các vị ấy không hiểu nhiều khi bản thân mang một đống cái tâm sân, một mớ cái nổi niềm đem về chùa để mà gặm nhấm. Đó là những cái xúc chạm “Phật sự”, theo Thượng tọa: thật sự mà nói thì cũng nữa này, nữa kia. Phải nhìn thẳng vào sự thật, trong cái Phật sự đó nó chen vào cái gì?...
Thành ra, việc đời ở đây nó bao hàm toàn bộ những diễn tiến trong cuộc đời này. Dù đó là Phật sự hay không phải Phật sự. Qua đó, Thượng tọa cho rằng, cái chất trong công việc, và cái chất đời trong công việc nó chông chênh, xâm thực.. với nhau. Với một con mắt của vị Thiền sư, mình nhìn được sự thật, đồng thời nhìn được cái nguyên nhân của sự thật đó. Nhìn được bằng con mắt tích cực, khai thác cái ưu việt của giáo lý, của lời dạy Tổ sư, trong kinh điển.
Qua đó, Thượng tọa cho rằng, một trong những bài kinh để hóa giải điều nay chính là không tâm, không động, không sầu. Vì chỉ khi tâm không động giữa cái biến động của cuộc đời thì mới vượt qua mọi cái ưu phiền, khổ não. Đáng lẽ có cái khiến mình sầu, khổ ưu lắm… nhưng qua lời kinh, nghe lại lời pháp thì việc đó được hóa giải. Hóa giải qua việc tâm không động. Vì khi tâm không động thì diễn tiến sẽ không sầu. Đó là vì những điều đó như mộng, như huyễn, như ảnh, là sương, là sấm chớp… thì có gì mà phải buồn, phải sầu. Tâm đạt cảnh giới như vậy thì nói theo duy thức đại thừa đó là tâm thức bản lai thanh tịnh.
Tại sao tâm thức của mình đáng ra là bản lai thanh tịnh thì lại lung tung đủ thứ, theo Thượng tọa đó là vì pháp trần thấm vào. VD: Khi đi làm Phật sự thì nghe cũng có những câu rất là hữu tình, rất là chí lý, rất là đạo nghĩa, rất là từ bi hỷ xã… nhưng mà bản thân đâu có loại trừ được những câu tiêu cực, những câu nói cạnh, nói khóe… Đó là những pháp trần đưa vào tâm thức của mình, nếu như tâm thức mình kết với mấy câu tham sân si đó thì có kết quả không như mong muốn, từ đó mà tâm uế nhiễm, bất an.
Vì thế người có sự tu tập, theo Thượng tọa là người không thèm để ý tới những câu đưa tới tham sân si. Mà mỗi người nên để tâm vào những câu từ bi, câu trí tuệ, thương yêu, bao dung… mà kết thân, tương tác… với những câu như vậy… Chắc chắn sẽ được một trạng thái mà kinh Điềm Lành đã nhắc: “Không uế nhiễm an ổn”. Từ đó mới có kết quả là phúc lành tối thượng.
Theo Thượng tọa, Phúc lành tối thượng là cao nhất, hơn những cái phúc lành như: phúc lành tiền bạc, xe cộ, thân quyến, bạn bè, được mọi người tôn trọng… Phúc lành đó giúp cho mọi người vượt qua các phiền não trong cuộc đời. Phúc lành mà người tu sĩ đúng nghĩa phải hướng tới.
Thượng tọa cũng cho biết sáng nay có nghe được những câu nói nghe rất là xấu, nặng nề, nhưng đó là những câu quan tâm, đùm bọc, chân tình. Tuy những chữ đó nghe thì xấu, không tốt… nhưng thật sự rất là tốt. Còn hơn là những câu khen, tâng bốc… nhưng chỉ mang tính chất xả giao. Những chữ tốt đó thì lại không chắc lắm, hạn chế. Vì thế có thể thấy, có những câu nghe xấu, không hay nhưng nếu trong bàn tay yêu thương chân tình thì đó là những chữ rất là tốt.
Theo Thượng tọa chúng ta có 2 cái tai, Tai bên trái để nghe những lời đầy tai ương, đầy phiền não… nhưng nghe xong thì nên để đó và buông bỏ. Còn tai bên phải nghe những lời chân tình, chơn chất, đúng đạo lý, có chất liệu từ bi hỷ xã yêu thương… để làm dưỡng chất, xây dựng cái nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Đó chính là vấn đề xúc chạm chuyện đời.
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Không uế nhiễm an ổn
Là điềm lành tối thượng
(Đoạn 11 của Kinh Điềm Lành)
Theo Thượng tọa, chữ “Điềm lành tối thượng” có khi được dịch ra là: “Phúc lành tối thượng”. Không phải xuất phát từ cao siêu, chuyện thiền định, thiền quán… Không phải xuất phát từ cái vị trí cao của thang bậc của cuộc đời, thang bậc của xã hội. Không phải xuất phát từ việc do một nhân duyên nào đó mà được sanh vào cảnh giới yên vui nào đó. Hay mình được tiếp xúc các bậc thiên tử, bậc thậm thâm vi diệu… Hay là do mình đi cầu kiến ở những cái non cao núi thẳm và được bậc thượng nhân, vị cao sĩ, những vị đắc đạo… mà có được cái hạnh phúc tối thượng, có điềm lành tối thượng. Tất cả đều không phải.
Mà ở đây Thượng tọa cho rằng: cái đối tượng để có được điềm lành tối thượng trong đoạn kinh trên, rất là đời thường đó là cái có được khi xúc chạm việc đời. Từ những xúc chạm đó trải qua 1 quá trình thì có được phúc lành tối thượng.
Bên cạnh kinh Điềm Lành, Thượng tọa cũng cho rằng nội dung trong bộ Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang có 1 cái nhìn rất là dung thông, không bắt phải làm cái này cái kia cho thật chính xác chỉ gợi lên phương hướng mà thôi. Mỗi một hành giả nhận thức cái cốt lõi của cái phương hướng mà Chơn lý gợi lên, làm theo. Chắc chắn sẽ được phúc lạc, đi tới cái điềm lành.
Thông qua câu chuyện về việc đi đám tang của một chư Tôn đức là bạn đồng học hồi xưa ở Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM, Thượng tọa cho rằng việc gặp HT. Tâm Đức rất là khó do Ngài rất là bận. Thế nhưng khi nghe tin người bạn đồng học hồi trước mất thì Hòa thượng đã đi viếng liền. Qua đó, Thượng tọa cho các hành giả thấy những phiền toái của địa vị, của trật tự, của sơn môn pháp phái khác nhau, của công việc bận rộn… cũng sẽ bị xóa đi, khi có một điều gì đó xảy ra. Ở đây điều này có được là do sự viên tịch của một vị chư Tôn đức, nó cho chúng ta một cảm xúc rất là đặc biệt, chỉ khi đó mới có cảm xúc như vậy. Điều này theo Thượng tọa diễn tiến tâm lý như vậy, trong Chơn lý đức Tổ sư đã nêu rất rõ.
Kế sau đó, Thượng tọa với ví dụ về sự lạm dụng từ Phật sự khi được hỏi đến của các vị tu sĩ khi làm điều gì. Thượng tọa cho rằng, ai nói đi đâu, làm gì cũng đều đổ cho là đi làm Phật sự. Tuy nhiên, các vị ấy không hiểu nhiều khi bản thân mang một đống cái tâm sân, một mớ cái nổi niềm đem về chùa để mà gặm nhấm. Đó là những cái xúc chạm “Phật sự”, theo Thượng tọa: thật sự mà nói thì cũng nữa này, nữa kia. Phải nhìn thẳng vào sự thật, trong cái Phật sự đó nó chen vào cái gì?...
Thành ra, việc đời ở đây nó bao hàm toàn bộ những diễn tiến trong cuộc đời này. Dù đó là Phật sự hay không phải Phật sự. Qua đó, Thượng tọa cho rằng, cái chất trong công việc, và cái chất đời trong công việc nó chông chênh, xâm thực.. với nhau. Với một con mắt của vị Thiền sư, mình nhìn được sự thật, đồng thời nhìn được cái nguyên nhân của sự thật đó. Nhìn được bằng con mắt tích cực, khai thác cái ưu việt của giáo lý, của lời dạy Tổ sư, trong kinh điển.
Qua đó, Thượng tọa cho rằng, một trong những bài kinh để hóa giải điều nay chính là không tâm, không động, không sầu. Vì chỉ khi tâm không động giữa cái biến động của cuộc đời thì mới vượt qua mọi cái ưu phiền, khổ não. Đáng lẽ có cái khiến mình sầu, khổ ưu lắm… nhưng qua lời kinh, nghe lại lời pháp thì việc đó được hóa giải. Hóa giải qua việc tâm không động. Vì khi tâm không động thì diễn tiến sẽ không sầu. Đó là vì những điều đó như mộng, như huyễn, như ảnh, là sương, là sấm chớp… thì có gì mà phải buồn, phải sầu. Tâm đạt cảnh giới như vậy thì nói theo duy thức đại thừa đó là tâm thức bản lai thanh tịnh.
Tại sao tâm thức của mình đáng ra là bản lai thanh tịnh thì lại lung tung đủ thứ, theo Thượng tọa đó là vì pháp trần thấm vào. VD: Khi đi làm Phật sự thì nghe cũng có những câu rất là hữu tình, rất là chí lý, rất là đạo nghĩa, rất là từ bi hỷ xã… nhưng mà bản thân đâu có loại trừ được những câu tiêu cực, những câu nói cạnh, nói khóe… Đó là những pháp trần đưa vào tâm thức của mình, nếu như tâm thức mình kết với mấy câu tham sân si đó thì có kết quả không như mong muốn, từ đó mà tâm uế nhiễm, bất an.
Vì thế người có sự tu tập, theo Thượng tọa là người không thèm để ý tới những câu đưa tới tham sân si. Mà mỗi người nên để tâm vào những câu từ bi, câu trí tuệ, thương yêu, bao dung… mà kết thân, tương tác… với những câu như vậy… Chắc chắn sẽ được một trạng thái mà kinh Điềm Lành đã nhắc: “Không uế nhiễm an ổn”. Từ đó mới có kết quả là phúc lành tối thượng.
Theo Thượng tọa, Phúc lành tối thượng là cao nhất, hơn những cái phúc lành như: phúc lành tiền bạc, xe cộ, thân quyến, bạn bè, được mọi người tôn trọng… Phúc lành đó giúp cho mọi người vượt qua các phiền não trong cuộc đời. Phúc lành mà người tu sĩ đúng nghĩa phải hướng tới.
Thượng tọa cũng cho biết sáng nay có nghe được những câu nói nghe rất là xấu, nặng nề, nhưng đó là những câu quan tâm, đùm bọc, chân tình. Tuy những chữ đó nghe thì xấu, không tốt… nhưng thật sự rất là tốt. Còn hơn là những câu khen, tâng bốc… nhưng chỉ mang tính chất xả giao. Những chữ tốt đó thì lại không chắc lắm, hạn chế. Vì thế có thể thấy, có những câu nghe xấu, không hay nhưng nếu trong bàn tay yêu thương chân tình thì đó là những chữ rất là tốt.
Theo Thượng tọa chúng ta có 2 cái tai, Tai bên trái để nghe những lời đầy tai ương, đầy phiền não… nhưng nghe xong thì nên để đó và buông bỏ. Còn tai bên phải nghe những lời chân tình, chơn chất, đúng đạo lý, có chất liệu từ bi hỷ xã yêu thương… để làm dưỡng chất, xây dựng cái nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Đó chính là vấn đề xúc chạm chuyện đời.
Lượt nghe: 2784