Chào mừng quý vị đã ghé thăm trang nhà. Chúc quý vị an vui với Pháp bảo cao quý!

Nguồn gốc của Sư tử

Trình bày: HT. Minh Hiếu
Ngày đăng: Thứ Sáu, 07:14 23-11-2018
Nội dung chính:
Trong thực tế, sư tử không xuất hiện trong danh mục đề tài mỹ thuật sơ kỳ của Trung Quốc. Hình tượng sư tử được du nhập theo sự truyền bá của Phật giáo. Theo đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn là Pháp vương, giống như sư tử là vua của loài thú: lời thuyết pháp của Phật được gọi là “sư tử hống” (tiếng rống của sư tử), biểu thị uy lực và diệu dụng của Phật pháp thu nhiếp được tất thảy chúng sinh. Cũng có dữ liệu cho rằng Phật là sư tử của dòng họ Sakya. Những điển tích đó giải thích việc khắc chạm một cặp sư tử trên tọa cụ của Phật Thích Ca xuất hiện ngay thời “vô tượng kỳ” - khoảng 500 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết-bàn - là thời kỳ không được phép tạc tượng Phật theo hình dạng con người. Đây là nguồn cội của việc thể hiện vô số sư tử, cả điêu khắc lẫn hội họa trong mỹ thuật các quốc gia Viễn Đông chúng ta. Sư tử thường được coi là vật bảo hộ cho đền chùa hay các ảnh tượng (có khắc vẽ sư tử trên đó). Trong ngôn ngữ thông tục của giới sưu tập cổ vật phương Tây, sư tử thường được gọi là “Phúc khuyển” hay “Phật khuyển” là do ảnh tượng sư tử luôn gắn với ảnh tượng Phật giáo, với chùa chiền Phật giáo. Cách gọi này trong văn hóa phương Tây, có lẽ bắt nguồn từ cách người Nhật Bản gọi sư tử là “Cao Ly khuyển”, hoặc từ cách người Trung Quốc gọi một loài chó xù là “sư tử cẩu”. 
Lượt nghe: 3003
Trang 9 trong 17
Trang 4567891011121314

Video xem nhiều